[XỬ LÝ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG] Phần 4 – Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Xử lý sao cho phải? (15/11/2023)

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: (a) “Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”; đồng thời phải thực hiện đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Như vậy, theo các quy định này, thoạt nhìn có thể thấy những yêu cầu của pháp luật lao động liên quan đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc là khá đơn giản, chỉ cần xây dựng một quy chế đánh giá và thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy chế này.  Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng những quy định này là hoàn toàn không đơn giản.  Cụ thể, theo Điều 91.1.(b), Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động”.

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc, nếu người lao động khởi kiện, người lao động sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh là mình hoàn thành tốt công việc, mà chính doanh nghiệp là bên sẽ phải chứng minh rằng người lao động thật sự “thường xuyên không hoàn thành công việc”.  Nếu doanh nghiệp không chứng minh được điều này, tòa án sẽ tuyên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật và buộc doanh nghiệp phải bồi thường cho người lao động.  

Chúng ta cũng đều biết rằng, người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể cùng nhau trao đổi để có được giải pháp xử lý xung đột tại nơi làm việc và những người làm nhân sự luôn đóng một vai trò cầu nối trong doanh nghiệp để quan hệ lao động luôn luôn giữ được ‘hợp pháp, hợp lý, hợp tình”

Hãy cùng tham gia Hội thảo “ĐÀM PHÁN TẠI NƠI LÀM VIỆC ĐỂ XỬ LÝ XUNG ĐỘT TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG” do Hiệp hội Nhân sự (HRA) tổ chức ngày 19/11/2023 để hoàn thiện tư duy toàn diện trong xử lý xung đột trong quan hệ lao động nhé.

  • Thời gian: 08:00 – 12:00 Chủ nhật, ngày 19/11/2023
  • Hình thức: Hybrid
  • Địa điểm: Phòng Hội thảo ­Tầng 3, Toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Hà Nội
  • Hạn đăng ký & chuyển khoản: trước 17h ngày 16/11/2023

   (-) Hội viên HRA: Miễn phí (sử dụng mã miễn phí dành riêng cho HV đã gửi qua email)

   (-) Chưa là Hội viên HRA: 300.000 VNĐ

Đăng ký tham dự ngay hôm nay Anh/Chị nhé.

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đối tác của chúng tôi
Kết nối HRA